3 cách chăm sóc sức khỏe vị thành niên giúp con lớn lên an toàn - Nguồn ảnh: WeGrow Vietnam
Chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên từ gia đình và nhà trường đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ và chất lượng dân số của xã hội.
Trẻ vị thành niên là ai?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ vị thành niên có độ tuổi từ 10 - 19 tuổi, là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn, chiếm 20% dân số.
Sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSS VTN): “Là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến cấu tạo và hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi VTN”
Tuổi vị thành niên đến với những thay đổi gì?
1. Về cơ thể, sinh lý
Nam
Chiều cao, cân nặng phát triển
Tuyến bã, tuyến mồ hôi phát triển
Các cơ rắn chắc
Lông trên cơ thể, mặt và vùng kín
Xương ngực và vai phát triển
Vỡ giọng
Hình thành trái cổ do sụn giáp phát triển
Dương vật và tinh hoàn phát triển
Biểu hiện xuất tinh
Nữ
Chiều cao, cân nặng phát triển
Tuyến vú phát triển và hoàn thiện sau 18 tháng
phát triển xương chậu (khung chậu tròn hơn và rộng hơn của nam)
Bộ phận sinh dục và buồng trứng phát triển
Có kinh nguyệt
2. Về tâm lý
- Chuyển từ vòng gia đình sang vòng bạn bè, muốn được độc lập, “nổi loạn”, chống lại ý kiến của bố mẹ, nhìn mọi thứ một cách lý tưởng hóa.
- Muốn được nhìn nhận như người lớn, muốn khẳng định bản thân, bắt chước người lớn.
- Tò mò với mối quan hệ yêu đương, phát triển khả năng yêu và được yêu.
Tại sao cần chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên?
Sức khỏe sinh sản vị thành niên không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai đất nước. Trẻ bước vào độ tuổi vị thành niên sẽ đứng trước các nguy cơ:
1. Quan hệ tình dục không an toàn
Có nguy cơ bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)
Có thai ngoài ý muốn dẫn đến tổn thương về tâm lý tình cảm. Nêu quyết định sinh có thể xảy ra thiếu máu, thai kém phát triển, dễ bị chết lưu, dễ bị sẩy thai, đẻ non, nhiễm độc thai, làm tăng nguy cơ tử vong mẹ, dễ phải can thiệp thủ thuật khi sinh do khung chậu chưa phát triển đầy đủ, phải bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng đến tương lai. Hơn thế còn làm tăng chi phí xã hội, tăng dân số.
2. Bị lôi kéo vào các băng, nhóm, sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể
Trẻ vị thành niên muốn được khẳng định mình và lôi kéo sự chú ý dễ sa đà vào các hội, nhóm tiêu cực, sử dụng chất kích thích gây nghiện.
Làm thế nào để chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên?
1. Hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân
Nam
Phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục của mình để khám chữa kịp thời
Không mặc quần lót bó sát hay quá chật
Nữ
Biết tự vệ sinh cá nhân khi đến “ngày đèn đỏ” (thay băng vệ sinh sau 4 tiếng)
Nếu 15 - 16 tuổi chưa xuất hiện kinh nguyệt thì phải đi khám
Uống viên sắt theo chỉ định của bác sĩ, phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt
2. Kiểm soát việc sử dụng Internet của trẻ
Bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ như phim ảnh, trang web khiêu dâm hay có nội dung bạo lực, kích thích trẻ sử dụng các chất kích thích, gây nghiện.
3. Giáo dục giới tính cho trẻ
- Thảo luận cởi mở với trẻ, không trốn tránh các câu hỏi của trẻ về sức khỏe sinh lý, tình dục.
- Lắng nghe các vấn đề của trẻ về tình yêu, mối quan hệ bạn bè, không áp đặt, trở thành bạn thân thay vì bố mẹ.
- Dạy con tôn trọng người khác, xây dựng mối quan hệ lành mạnh với mọi người xung quanh.
- Cung cấp kiến thức về tình dục an toàn, không nên quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành.
Trên đây là 3 cách để chăm sóc sức khỏe vị thành niên. Ngoài ra bạn có thể cùng con tham gia các khóa học giáo dục giới tính toàn diện từ các chuyên gia giáo dục hay sách báo, hộp quà để con tự tìm hiểu về giáo dục giới tính.
Để trang bị đầy đủ các kiến thức về GDGT cho con, phụ huynh xem thêm thông tin về lớp học TeenUp - lớp học GDGT toàn diện đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tại đây.
Comments