5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CHU KỲ KINH NGUYỆT
top of page
huyentranwegrow

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CHU KỲ KINH NGUYỆT

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của phụ nữ, thường bắt đầu khi các bạn nữ bước vào độ tuổi dậy thì. Chu kỳ kinh nguyệt cũng phản ánh sức khỏe sinh sản nên cần được theo dõi và kiểm tra thường xuyên.


Nguồn ảnh: Unplash


Chu kỳ kinh nguyệt gồm mấy giai đoạn?


Khoảng thời gian trung bình giữa các kỳ kinh thường từ 28 - 30 ngày, đối với một số người là 23 - 32 ngày. Một chu kỳ sẽ gồm 4 giai đoạn:


1. Giai đoạn kinh nguyệt


Đây là giai đoạn đầu tiên của kỳ kinh, xảy ra khi trứng ở chu kỳ trước không được thụ tinh tức người phụ nữ không mang thai. Khi đó, trứng sẽ được giải phóng ra ngoài kèm theo máu, chất nhầy. Tình trạng chảy máu kinh sẽ kéo dài từ 3 - 7 ngày.


Một số dấu hiệu báo giai đoạn hành kinh: đau bụng, đau lưng dưới, tức ngực, tính tình thay đổi


2. Giai đoạn nang trứng


Xảy ra song song với giai đoạn hành kinh, thường kéo dài 13 ngày, kết thúc khi rụng trứng. Trong giai đoạn này, các nang trứng làm niêm mạc tử cung dày và xốp hơn, tạo ra một môi trường giàu chất dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai và hình thành bào thai.


3. Giai đoạn rụng trứng


Rụng trứng là giai đoạn mà bạn có thể mang thai, là giai đoạn trứng được phóng thích từ buồng trứng, thường xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Trứng chỉ tồn tại trong khoảng 12 - 24h nhưng tinh trùng có thể tồn tại đến 5 ngày nên trong khoảng ngày 10 - 15, khả năng mang thai là rất cao.


4. Giai đoạn hoàng thể


Giai đoạn này thường diễn ra vào ngày 15, sau khi rụng trứng và kéo dài từ 11 - 17 ngày. Thời gian có cơ hội thụ thai cao đã trôi qua và cơ thể đang tiến hành cho chu kỳ tiếp theo. Nếu không mang thai, bạn sẽ gặp phải một vài triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau nhức ngực, tâm trạng thất thường.


“Ngày đèn đỏ” thì có đi chùa được không?


Dân gian quan niệm phụ nữ vào “ngày đèn đỏ” thì không được đi lễ chùa vì đó là chuyện “không sạch sẽ”. “Đến ngày” mà không để ý, cứ ra vào chùa, điện khấn vái thì bị ốm.


Nhưng sự thật, kinh nguyệt là một hiện tượng hết sức tự nhiên và thông thường với cơ thể bạn gái hay phụ nữ, hoàn toàn không phải thứ “bẩn” hay “không sạch sẽ”, không phải ngại hay mặc cảm khi bước vào cửa phật “ngày đèn đỏ”.


Nên thay băng vệ sinh sau bao lâu?


Việc thay băng vệ sinh thường xuyên là cần thiết để đảm bảo vệ sinh an toàn cho vùng kín, tránh để vi khuẩn xâm nhập cơ thể.


Thời gian phù hợp để thay băng vệ sinh là từ 4 - 8 tiếng, tùy thuộc vào lượng máu mỗi người thải ra ngoài. Trong những ngày cuối kỳ, dù băng không đầy nhưng vẫn phải thay thường xuyên.


Dùng tampon có mất trinh không?


Nguồn ảnh: Unplash


Đây là câu hỏi phổ biến của nhiều bạn tuổi teen. Câu trả lời là Không! Vì màng trinh là một màng mỏng manh và hiệu quả, nó làm cho lỗ âm đạo của bạn nhỏ hơn nhưng nó vẫn có một lỗ lớn ở giữa. Điều này cho phép bất kỳ chất lỏng từ bên trong tử cung thoát ra mỗi tháng (máu kinh nguyệt) và nó đủ lớn để cho phép một tampon được chèn vào trong nó mà không gây rách màng trinh.


Nước ấm có tốt cho kỳ kinh nguyệt không?


Có! Nước ấm giúp làm giảm các cơn đau bụng kinh dữ dội. Mỗi ngày nên uống từ 2 - 3 lít nước, có thể cho thêm gừng, quế hay uống trà xanh, trà hoa cúc, sữa chua uống để nâng cao hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi cho cơ thể


Ngoài ra, không nên uống trà đặc, rượu bia làm cơn đau bụng bùng phát mạnh hơn. Cà phê cũng sẽ làm cơ thể mất nước, tăng cảm giác mệt mỏi cho cơ thể vào ngày đèn đỏ.





301 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

VỀ WEGROW

Báo chí

Đối tác

​LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC WEGROW VIỆT NAM

Email:              info@wegrow.edu.vn

Hotline:           0869 784 688

TRỤ SỞ CHÍNH (HÀ NỘI)

CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH

​VĂN PHÒNG THÁI BÌNH

​VĂN PHÒNG HÀ NAM

Số 29, ngõ 121 Thái Hà, phường
Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội

Số 31 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Thuận Tây, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

366D đường Phan Bá Vành, Quang Trung, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Số 215A đường Trường Chinh, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

  • TikTok
  • Facebook
  • YouTube

©2024 by WeGrow Vietnam

bottom of page