top of page
Ảnh của tác giảWeGrow Vietnam

9 TRÍ THÔNG MINH - CON NÀO CŨNG ĐỀU THÔNG MINH HẾT CẢ!

Nhiều phụ huynh thường than phiền về chuyện điểm số, học hành của con trên lớp. Các cha mẹ luôn kì vọng rằng con sẽ học thật giỏi, đạt điểm cao. Ngược lại, nếu con học kém, điểm thấp thì cha mẹ phiền lòng, thất vọng và nghĩ rằng con không thông minh. Tuy nhiên, có phải điểm số trên trường là yếu tố thể hiện sự thông minh của con?




NỘI DUNG CHÍNH

4. Vai trò phụ huynh, giáo viên trong việc đồng hành học tập cùng con


1. HIỂU ĐÚNG VỀ KHÁI NIỆM “ĐIỂM SỐ” TRÊN TRƯỜNG HỌC


Thông thường, điểm số là thang đo duy nhất để ba mẹ đánh giá và phân loại năng lực của con “giỏi”, “khá” hay “kém”..... Cụ thể hơn, điểm số là thước đo để đo lường khả năng học tập một môn cụ thể nào đó của mỗi học sinh. Và mục đích của việc đo lường là để biết khả năng học tập của con trẻ đang ở đâu, từ đó giúp các con có kế hoạch cải thiện. Chúng ta đã biết rằng chương trình ở trường thường chỉ gói gọn trong 13 – 14 môn. Các con có thể học đều các môn, hoặc rất giỏi 1 môn nào đó hoặc có điểm kém hầu hết các môn học, dẫn đến điểm trung bình ở mức kém, nhưng riêng môn học năng khiếu lại rất xuất sắc.

Thống kê đã chỉ ra rằng thế giới ngày nay những người thành đạt thường không phải học sinh giỏi nhất, và những người có thành tích tầm trung như đứng thứ 7 đến thứ 17 lại có nhiều khả năng thành công lớn trong tất cả các khía cạnh hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, học sinh có điểm quá tốt thông thường cha mẹ các em và bản thân các em quá chú trọng thành tích mà bỏ qua các kĩ năng giao lưu bạn bè trong cuộc sống. Những trẻ em như vậy thường thiếu cảm xúc và tính cách thờ ơ trong mọi sự việc, ngược lại những học sinh có thành tích xếp loại trung thường không bị điểm số chi phối, nên có nhiều năng lượng để học hỏi thêm những kiến thức khác nhau và phát triển giao lưu bạn bè tốt hơn, nhờ đó chúng sẽ tạo ra được nền tảng vững chắc cho sự phát triển sự nghiệp cho tương lai.

Có nhiều cách thức để đánh giá sự thông minh của con trẻ


Có thể thấy, điểm số không phải là yếu tố đánh giá đúng quyết định sự thông minh hay thành công của một đứa trẻ. Đồng thời, những bậc phụ huynh đang có con được thành tích cao cũng nên xem xét hành động và thái độ con trẻ để điều chỉnh lại việc học tập cho phù hợp, bên cạnh đó cũng đừng quên cho chúng tiếp thu thêm các kiến thức xã hội bên ngoài.


2. ĐIỂM SỐ CÓ PHẢI LÀ CÔNG CỤ HIỆU QUẢ ĐÁNH GIÁ SỰ THÔNG MINH CỦA CON?


2.1: Hiểu đúng về công dụng của điểm số

Ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, trong quan niệm giáo dục truyền thống, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng điểm số vẫn là cách thức phổ biến nhất, được áp dụng ở tất cả các bậc học. Tại Việt Nam, điểm số phản ánh kết quả học tập của học sinh ở một thời điểm nhất định như giữa kỳ, cuối kỳ hay kết thúc một môn học, một học phần… Và các trường học sẽ sử dụng điểm số để đánh giá năng lực, trình độ và xếp loại học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Trong kỳ thi quốc gia, điểm số quyết định sự thành bại của một học sinh khi dự tuyển vào trường Đại học, Cao đẳng… Khi các bạn trẻ muốn du học nước ngoài, một bảng điểm đẹp sẽ trở thế của bạn trong hàng ngàn hồ sơ du học vào các trường top đầu. Vì vậy, trong tâm lý của các bạn học sinh và phụ huynh, điểm số chính là “thước đo” năng lực chính yếu. Đây là chỉ số rõ ràng nhất để đánh giá năng lực, khả năng thành công của một người trong tương lai và tạo nên sự khác biệt về trình độ giữa học sinh này và học sinh khác.

Thông thường, phụ huynh sẽ chia làm 3 nhóm

Nhóm 1: “Con phải đạt điểm cao” - Những phụ huynh luôn kỳ vọng vào điểm số của con

Nhóm 2: “Không cần điểm cao mà áp lực, chỉ cần con cảm thấy vui vẻ, thích học” - Những phụ huynh không đặt nặng việc học mà lưu ý đến thái độ, sức khỏe tinh thần

Nhóm 3: “Không hề quan trọng điểm số của con, chỉ cần con đậu vào các trường chuyên/nổi tiếng” - Phụ huynh đặt sự kì vọng con sẽ thi đỗ vào trường top

Tôi nhận ra có Phụ huynh tạo áp lực cho con bằng những kỳ vọng (nhóm 1), có Phụ huynh không tạo áp lực cho con (nhóm 2), nhưng thử thách nhất là trường hợp Phụ huynh áp lực con nhưng lại không nhận ra điều đó (nhóm 3). Không có quan điểm đúng hay sai, tôi tôn trọng tất cả vì mỗi gia đình đều có hoàn cảnh, điều kiện và những kỳ vọng rất khác nhau. Dù là những con số tuyệt đối, nhưng điểm số cũng chỉ mang tính tương đối. “Ý nghĩa của điểm số” vẫn quan trọng hơn điểm bao nhiêu.


2.2: Thực tế thì đây là các yếu tố giúp HS đạt “điểm cao”:

  • Thái độ tích cực: Học sinh tích cực chú ý nghe thầy cô giảng bài, chăm chỉ làm bài tập

  • Phương pháp giảng dạy: Giáo viên áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh

  • Năng lực tiếp thu: Học sinh có khả năng hiểu và vận dụng tốt những gì được giảng dạy

  • Sự cẩn thận: Học sinh rất cẩn thận trong từng chi tiết khi trình bày bài kiểm tra/ bài thi để không bỏ bước, không sót ý, luôn soát bài trước khi nộp

  • Khả năng tư duy hệ thống: Học sinh có khả năng xâu chuỗi những điều mình đã học, vận dụng để giải quyết cả những bài khó mà có khi chưa bao giờ được thực hành trong lớp.

  • Tâm lý: Học sinh có tâm lý vững vàng khi vào phòng thi, để đạt được “phong độ” mỗi khi làm bài.

Chúng ta có thể hiểu rằng chỉ cần thiếu 1 trong những yếu tố kể trên là các con dễ dàng mất điểm.

Để đạt điểm cao, các con cần nỗ lực trong một hành trình dài với nhiều thử thách


Điều đáng tiếc là khi con có điểm kém, hầu hết ba mẹ sẽ không đặt ra câu hỏi: “Điểm này có ý nghĩa gì? Con đang gặp vướng mắc yếu tố nào trong 6 yếu tố kể trên?” mà dễ dàng nhanh chóng thể hiện sự thất vọng, hơn nữa còn mắng con: lười biếng, ngu ngốc, cãi lời ba mẹ, ham chơi. Ngược lại, khi con được điểm cao, ba mẹ cũng vội vàng kết luận con giỏi quá và dùng điểm cao đó để làm thước đo, chuẩn chung và bắt con phải luôn đạt được kết quả đó, khiến con vô cùng áp lực.

Tóm lại, có thể khẳng định điểm số là kết quả của một quá trình rèn luyện đòi hỏi sự kiên trì, luyện tập đúng - đủ - đều. Không có trường hợp học sinh yếu trở nên giỏi trong 1 tháng, cũng như không có học sinh giỏi tự nhiên lại tuột dốc thành học sinh yếu trong 1 tháng.


3. VẬY LÀM SAO ĐỂ BIẾT CON MÌNH CÓ THÔNG MINH KHÔNG?


Theo thống kê hiện tại, con người có đến 9 loại trí thông minh.

3.1: Trí thông minh Không gian – Thị giác


Trí thông minh không gian – thị giác là khả năng tư duy, ghi nhớ, sáng tạo bằng hình ảnh, màu sắc, không gian. Những người sở hữu trí thông minh này rất giỏi tưởng tượng bằng hình ảnh và cũng chỉ hiểu nếu như được giảng giải bằng hình ảnh cụ thể. Họ không thích chữ nghĩa tẻ nhạt. Đại diện cho nhóm người có trí thông minh không gian – thị giác có thể kể đến như nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà phát minh, kiến trúc sư, thợ cơ khí, kỹ sư…

3.2: Trí thông minh Tự nhiên


Trí thông minh tự nhiên là khả năng hiểu, khám phá, tìm tòi về sinh vật, môi trường, thời tiết, địa hình… Những người sở hữu trí thông minh này rất thích quan sát, có khả năng suy diễn và tổng hợp được các quy luật khoa học, tiên đoán và xử lý vấn đề nhanh chóng. Đại diện cho nhóm người có trí thông minh tự nhiên là các nhà khoa học, nhà sinh học, nhà môi trường, kiến trúc sư phối cảnh, nông dân, lâm nghiệp…

3.3: Trí thông minh Âm nhạc – Thính giác


Trí thông minh âm nhạc – thính giác là khả năng ghi nhớ nhanh giai điệu, có thể chơi nhạc cụ dễ dàng, cảm thụ âm thanh tinh tế mà người khác không cảm được. Đại diện cho nhóm người sử hữu trí thông minh này là nhạc sĩ, ca sĩ, DJ, vũ công...

3.4: Trí thông minh Toán học – Logic


Trí thông minh toán học – lô-gic là khả năng suy luận logic, chứng minh, phân tích, lập luận các con số, giải quyết vấn đề một cách lô-gic, chắc chắn. Nhà khoa học, kỹ sư, kế toán, nhà toán học… là những người sở hữu trí thông minh toán học – lô-gic.

3.5: Trí thông minh Triết học


Trí thông minh triết học là khả năng nhạy cảm hoặc có năng lực khái niệm hóa, xử lý các vấn đề sâu rộng hơn về sự tồn tại của con người như ý nghĩa cuộc sống. Nhà triết học, nhà thần học… là những người sở hữu trí thông minh triết học xuất chúng.

3.6: Trí thông minh Tương tác – Giao tiếp


Trí thông minh tương tác – giao tiếp là khả năng nắm bắt được suy nghĩ của người khác, có năng lực tương tác với mọi người, giỏi hợp tác, tập hợp mọi người và lãnh đạo… Đại diện cho nhóm người sở hữu trí thông minh này là các nhà tư vấn, nhân viên bán hàng, chính trị gia, doanh nhân, bộ trưởng, các vị trí lãnh đạo, chỉ huy…

3.7: Trí thông minh Thể chất


Trí thông minh thể chất là khả năng điều khiển cơ thể khéo léo hơn người khác. Những người sở hữu trí thông minh này có khả năng kiểm soát những chuyển động, xử lý các đồ vật, đối tượng cực kỳ khéo và có thể huy động toàn bộ cơ thể để tạo ra những chuyển động đặc biệt, đẹp mắt và chính xác. Đại diện là những vũ công, vận động viên, diễn viên, nghệ nhân làm đồ thủ công mỹ nghệ...

3.8: Trí thông minh Ngôn ngữ


Trí thông minh ngôn ngữ là khả năng sử dụng ngôn ngữ hiệu quả để thể hiện bản thân bằng hùng biện, thi ca, có khả năng học, nói được nhiều ngôn ngữ và ghi nhớ bằng ngôn ngữ. Các nhà văn, nhà thơ, luật sư và diễn giả, giáo viên ngoại ngữ, nhà ngôn ngữ học... là những người đại diện cho trí thông minh này.

3.9: Trí thông minh Nội tâm


Trí thông minh nội tâm là khả năng khám phá chiều sâu bản thân, nhạy cảm, hòa điệu với những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng... Những người sở hữu trí thông minh này có thể ý thức được ưu điểm, khuyết điểm của mình, thích trầm ngâm suy tư, làm việc một mình. Đại diện cho nhóm này là nhà nghiên cứu, lý luận, triết học, nhà văn, những người có tài viết lách…

4. PHỤ HUYNH, GIÁO VIÊN ÁP DỤNG ĐIỀU NÀY TRONG VIỆC ĐỒNG HÀNH CÙNG CON HỌC NHƯ THẾ NÀO?


4.1: Nhìn nhận lại cách đánh giá phù hợp với năng lực của con

Trong giáo dục, dựa trên những lí thuyết và phương pháp đánh giá chủ đạo, các chuyên gia phân chia lịch sử đánh giá thành ba hình thái:

  • Hình thái đánh giá dựa trên đo lường tâm lí

  • Hình thái đánh giá dựa trên bối cảnh

  • Hình thái đánh giá cá nhân hóa.

Trong đó hình thái đánh giá thứ ba thể hiện tính cá nhân hóa công nhận rằng mỗi học sinh sẽ có trình độ, hiểu biết, phản ứng, và nhu cầu khác nhau. Học sinh cần phải được tham gia vào quá trình đánh giá, và phải trở thành trung tâm của quá trình này. Hình thái thứ ba chú trọng đánh giá từng cá nhân học sinh, chú ý tới khả năng tư duy phê phán, tư duy đa chiều, kĩ năng tổng hợp, phân tích, cung cấp nhiều dạng câu hỏi/bài tập cũng như nhiều lựa chọn về hình thức thực hiện bài tập đánh giá (cá nhân hoặc nhóm). Học sinh cũng được hướng dẫn để tự học, tự tin vào quyết định của mình trong học tập và mục tiêu học tập cá nhân và để có thể tham gia vào quá trình đánh giá.

Chính vì thế, phụ huynh, giáo viên nên đánh giá năng lực của con so với con của hôm qua. Con đã và đang thay đổi, phát triển như thế nào?


Dựa vào 9 loại trí thông minh, phụ huynh và giáo viên có thể đồng hành cùng con trên hành trình học tập


4.2: Phương pháp giảng dạy

Một lớp học với nhiều học sinh là tập hợp của những người sở hữu cả 9 loại thông minh trên. Thế nên, để truyền đạt cùng một nội dung bài học đến tất cả các đối tượng thì giáo viên cần nhiều phương thức khác nhau. Việc dạy học bằng nhiều hình thức hình ảnh, âm thanh, chuyển động, màu sắc, cảm xúc, trải nghiệm và cảm nhận… là điều rất quan trọng. Những môn học trên trường chưa thể bao quát hết năng lực của từng bạn với loại hình trí thông minh khác nhau.


Mỗi trí thông minh sẽ có phương pháp giảng dạy phù hợp


4.3: Cho con thấy thế giới tri thức rộng mở và đẹp đẽ biết bao

Tri thức của nhân loại là vô biển, hãy để con được thỏa sức khám phá trên hành trình học tập bằng niềm vui, sự say mê và đồng hành của cha mẹ.

Hãy để con thỏa sức khám phá tri thức theo cách của riêng mình


561 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page