“Đi học về một cái là ôm khư khư cái ipad, hết ipad lại quay sang tivi, lúc nào cũng thấy con dán mắt vào thiết bị điện tử, hết game lại đến phim, rồi Youtube, TikTok cả ngày thôi. Nói mãi rồi mà không cải thiện được, ước gì học con cũng thích thú thế có phải mừng không? Các mẹ chia sẻ kinh nghiệm cho em trong khoản cai nghiện Internet cho con với ạ” - Chia sẻ của một phụ huynh trong hội nhóm nuôi dạy con.
Chắc hẳn câu chuyện trên không phải chỉ là chuyện của riêng ai mà rất nhiều phụ huynh cũng đang đầu không biết làm thế nào trước việc con trẻ “nghiện Internet”. Bài viết hôm nay, quý cha mẹ hãy cùng WeGrow tìm hiểu về chủ đề “nóng hổi vừa thổi vừa nghe” này.
Nội dung chính
I. Nghiện Internet là gì?
Trong thời đại công nghệ 4.0, dưới ánh mắt mắt của mọi người sẽ thật kỳ khi ai đó không biết đến Internet bởi có đến 68,72 triệu người trên toàn thế giới đang sử dụng Internet (chiếm 70,3%) [1]. Chúng ta không thể phủ nhận sức hút của Internet, có vô số thứ hấp dẫn với đa dạng mục đích sử dụng cho người dùng mọi lứa tuổi. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet, dù là ai, đang ở bất kỳ châu lục, quốc gia nào cũng có thể cập nhật nhanh chóng thông tin từ nửa bên kia của trái đất. Hay dù lứa tuổi nào đi chăng nữa, chỉ cần tivi, thiết bị thông minh có kết nối mạng vô vàn lựa chọn giải trí phong phú từ xem phim, nghe nhạc, chơi game, karaoke, … Không gì có thể làm khó Internet, mọi yêu cầu của quý vị đều được đáp ứng trong thời gian nhanh chóng. Khi chìm đắm trong thế giới đó một thời gian dài, nghiện Internet lúc nào mà không hay.
Nghiện Internet là việc sử dụng quá mức hay lạm dụng Internet để chơi trò chơi (chơi game) và các mục đích khác, điều này làm cản trở cuộc sống hàng ngày và khả năng ra quyết định. Nghiện game là khi trẻ không thể cắt giảm việc sử dụng internet, chỉ quan tâm đến các hoạt động trực tuyến và xuất hiện các triệu chứng như lo lắng, buồn chán hoặc khó chịu sau vài ngày không lên mạng. Nghiện Internet ở trẻ em và thanh thiếu niên không phải là chỉ khi chúng sử dụng nội dung khiêu dâm hoặc chơi game; đúng hơn, đó là về việc sử dụng quá mức bất kỳ hoạt động trực tuyến nào. Điều này cũng có thể bao gồm nhắn tin liên tục, tham gia mạng xã hội (như Facebook) hoặc viết blog [2].
Nguồn: Internet
Các nghiên cứu chuyên nghiệp đã nêu lên mối liên quan đáng kể giữa nghiện Internet và trầm cảm ở thanh thiếu niên. Nghiện Internet cũng có liên quan đến ADHD (tăng động), sự thù địch và ám ảnh xã hội. Một số nghiên cứu cho thấy rằng 1,4 % đến 17,9 % thanh thiếu niên nghiện Internet. Một số nghiên cứu cho thấy các bé trai dường như có nguy cơ nghiện Internet cao hơn các bé gái. Ngoài ra, những người sử dụng Internet hơn 20 giờ mỗi tuần cũng có nguy cơ cao bị lạm dụng Internet. Ngoài ra, trẻ em và thanh thiếu niên có các vấn đề về trầm cảm, các vấn đề về cảm xúc, tức giận hoặc các vấn đề khó khăn khác… có thể sử dụng Internet như các hoạt động thay thế và như một cách để làm quen, liên hệ với những trẻ có tình trạng tương tự như chúng [2].
II. Dấu hiệu nhận diện nghiện Internet [3]:
Luôn nghĩ về game hoặc mạng xã hội, những hoạt động liên quan đến Internet, lúc nào cũng tìm cơ hội để chơi và sử dụng.
Cảm thấy bồn chồn, ủ rũ, khó chịu hoặc dễ bị kích thích khi giảm thời gian, không được chơi/sử dụng.
Sa sút học tập, giảm chất lượng công việc, mất các mối quan hệ có ý nghĩa do dành nhiều thời gian cho game, internet và mạng xã hội.
Chơi game, sử dụng mạng xã hội, Internet quá 6 tiếng/ngày.
Nguồn: Internet
III. Giải mã nguyên nhân trẻ em, thanh thiếu niên nghiện Internet
Thứ nhất, nguyên nhân chính là ảnh hưởng từ cuộc cách mạng 4.0. Trẻ em, thanh thiếu niên được sinh ra, lớn lên và đắm mình trong thế giới của thời đại công nghệ số. Khác với những thế hệ 8x, 9x của bố mẹ, các con thế hệ Z, thế hệ Alpha được mệnh danh là “những người bản địa kỹ thuật số” thực sự của xã hội. Bên cạnh những lợi ích mà thế giới hiện đại mang lại thì không ít những rủi ro đang trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ, trong đó chính là nghiện Internet.
Thứ hai, không ai có thể phủ nhận sự hấp dẫn của Internet (bao gồm game, mạng xã hội,...) như: tính sắm vai, tính mạo hiểm, ganh đua, chiến thắng và phần thưởng. Đây chính là những điểm mê hoặc người dùng mà đối tượng dễ bị “thôi miên” hơn cả chính là trẻ em, thanh thiếu niên. Ngoài ra, Internet giúp người sử dụng ẩn danh, thoải mái tán gẫu, kết bạn, hẹn hò, bày tỏ suy nghĩ, quan điểm cá nhân hay tạo dựng hình ảnh cá nhân theo cách mình muốn. Chẳng hạn như các con không được tôn trọng ý kiến trong đời thực, rất có thể thế giới ảo là môi trường mà con hằng mong ước, và khi con được tự do, được thoải mái với những suy nghĩ riêng của mình, con rất dễ chìm đắm trong nó dần dần thay thế cuộc sống thật.
Thứ ba, nguyên nhân do các con thiếu vắng đi những thú vị trong đời sống thường nhật, gặp rắc rối trong học tập, công việc hay mối quan hệ với mọi người xung quanh. Một trong những khía cạnh của ví dụ được đề cập ở phía trên.
Nguồn: Internet
Cuối cùng, việc tránh né đối diện với những vấn đề sức khỏe thể chất và tâm lý như lo âu, trầm cảm cũng là nguyên nhân gây ra chứng nghiện Internet.
IV. Cha mẹ cần làm gì?
Thông thường cha mẹ sẽ tức giận khi thấy con mình nghiện Internet. Bố mẹ có thể sẽ “đóng băng” máy tính/điện thoại/ipad… như một hình phạt hoặc yêu cầu đứa trẻ phải dừng mọi hoạt động Internet ngay lập tức bởi chỉ có “cách ly” mới giúp con hết nghiện. Nhưng cách tiếp cận này có thể không hữu ích và có thể làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Đặc điểm tâm lý tuổi dậy thì với những suy nghĩ cường điệu hóa sẽ nghĩ rằng chúng là những đứa trẻ xấu số, bất hạnh và sự bất công của bố mẹ. Vậy nên bố mẹ hãy chú ý:
Đầu tiên của tất cả những hành động, quan trọng của tất cả những quan trọng, đó là cha mẹ cần là một tấm gương trong việc sử dụng và kiểm soát việc sử dụng Internet. Không thể nào bắt một đứa trẻ ngừng chơi game, ngừng xem tivi mà bố mẹ chúng khi ăn cơm, khi đi chơi, … đều ôm khư khư điện thoại, laptop “làm việc riêng”. Bố mẹ có thể có lí do cho mình là bố mẹ cần làm việc, vậy thì con trẻ cũng thể có lí do là con cần học. Rồi chuyện gì sẽ xảy ra nào? Cả nhà cùng nghiện chứ sao.
Nguồn: Internet
Giống như việc, con đi học luôn có thời khóa biểu thì bố mẹ hãy cùng con xây dựng kế hoạch, cách thức kiểm soát mức độ sử dụng Internet. Một điểm mấu chốt nữa, đừng tự quyết định rồi đưa ra yêu cầu bắt con thực hiện, nó sẽ gây phản ứng ngược. Thay vào đó, cha mẹ hãy cùng con thống nhất và thực hiện, con cần hiểu được biết cách quản lý thời gian cũng như trách nhiệm với bản thân, Mặt khác, bố mẹ cùng con trao đổi, thống nhất, con sẽ cảm thấy được tôn trọng, cảm thấy mình là “người lớn” - đúng như đặc điểm tâm lý lứa tuổi thiếu niên.
Nguồn: Internet
Đôi khi cha mẹ trách con chỉ biết “dán mắt” vào điện thoại, máy tính nhưng hãy nhớ lại những lần, con cần bố mẹ trò chuyện, vì bận, vì mải mê việc này việc kia, thay vì đáp ứng nguyện vọng của con, bố mẹ chỉ con hãy chơi ipad đi, xem tivi đi để bố mẹ được yên. Vậy thì một lần, hai lần rồi n lần, con chẳng quen làm bạn với những thiết bị điện tử và Internet hơn hay sao.
Nguồn tham khảo:
[1] Data Reprotal (2021), Digital 21 : Viet Nam, truy cập ngày 09-10-2022, tại trang web https://datareportal.com/reports/digital-2021-vietnam
[2] Viện Tâm lý Việt Pháp
Comments