top of page
Ảnh của tác giảWeGrow Vietnam

"CÓ PHẢI LŨ TRẺ NGÀY NAY NHẠY CẢM QUÁ KHÔNG?"

Đã cập nhật: 6 thg 10, 2022

“Trẻ con chúng nó chỉ có ăn có học rồi ngủ, có ai bắt làm cái gì đâu mà kêu mệt mỏi này trầm cảm kia, thậm chí còn đòi dọa tự tử chứ. Ngày xưa, ai được sướng như thế đâu, khổ chẳng dám kêu mà vẫn lớn lên khỏe mạnh đây này. Có phải lũ trẻ ngày nay nhạy cảm quá không?”



NỘI DUNG CHÍNH


Tại WeGrow, đọc những trăn trở của bậc làm cha làm mẹ về sự phát triển của con em mình, chúng tôi vô cùng đồng cảm. Nuôi dạy con khôn lớn, khỏe mạnh quả thực là một hành trình dài và không hề dễ dàng. Chẳng mấy ai học làm cha mẹ trước khi có con nên việc lúng túng, bối rối khi đứng trước các vấn đề quả thực rất dễ hiểu. Điều tuyệt vời hơn cả, chúng ta chia sẻ với nhau và cùng nhau gỡ từng nút thắt của vấn đề. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiêm túc nói về hai chữ TỰ TỬ với rất nhiều vấn đề ẩn chứa sau nó.


I. PHÁ GIẢI NHỮNG NIỀM TIN SAI LẦM VỀ TỰ TỬ



1.1. Hiểu lầm 1: Những người hay dọa tự tử sẽ không bao giờ tự tử

-> Sự thật là: 80% những người tự tử thành công đã từng ngầm thông báo về ý định, kế hoạch của họ.


1.2. Hiểu lầm 2: Tự tử là một hành vi do kích động, không có kế hoạch nên không thể ngăn chặn được

-> Sự thật là: Nạn nhân suy nghĩ về hành vi tự tử rất cẩn thận, có ý thức và lên kế hoạch, thậm chí đã thăm dò thái độ của người khác.


1.3. Hiểu lầm 3: Nói chuyện với người khác về cảm giác muốn tự tử sẽ thúc đẩy họ tự tử

-> Sự thật là: Hỏi chuyện khiến họ được giải tỏa, cảm thấy được quan tâm, lắng nghe, thúc đẩy họ trút bầu tâm sự, rút bầu tâm sự, giảm bớt căng thẳng và cân nhắc hơn về việc này một cách nghiêm túc.


1.4. Hiểu lầm 4: Tự tử một lần mà không thành công thì sẽ không tự tử nữa

-> Sự thật là: Có những người lập kế hoạch và toan tự sát đến hơn 10 lần nhưng không thành công.


II. GIẢI MÃ Ý NGHĨA THỰC SỰ CỦA HÀNH VI TỰ TỬ


2.1. Sự trốn chạy:

Là một trong những biện pháp giải quyết khủng hoảng: trốn chạy, bỏ chạy khỏi tình huống xuất hiện, tồn tại mà bản thân không thể đương đầu, chấp nhận và thích nghi.


2.2. Sự tuyệt vọng:

Đây là trạng thái thường gặp ở những người mắc bệnh nan y, ung thư giai đoạn cuối, HIV/AIDS… hay những người đang “mắc kẹt” trong những mâu thuẫn, xung đột nội tâm (con cái, tình trạng ly hôn); Những thất bại to lớn trước những điều đã từng được kỳ vọng làm họ sụp đổ, mất hết phương hướng (những kỳ vọng cho sự nghiệp, hạnh phúc gia đình,...).


2.3. Sự tự trừng phạt:

Họ cho rằng chỉ có cái chết (hoặc tự nhận mình đáng chết) mới đủ chuộc lại sai lầm của mình.


2.4. Sự đổ lỗi:

Nạn nhân thường là những người bất lực trong việc cố gắng giải quyết các mâu thuẫn, xung đột, thất bại trong việc giao tiếp hay không được lắng nghe, đáp ứng và chọn cái chết để nói lên rằng chính người khác là nguyên nhân gây nên cái chết cho bản thân.


2.5. Trả thù:

Thông thường, đối tượng thù hận là những người thân yêu (cha me, vợ chồng, anh chị em hoặc bạn bè thân thiết). Kết quả của sự trả thù là mong muốn người thân yêu phải hối hận và đau khổ suốt phần đời còn lại trong mặc cảm tội lỗi với nạn nhân.


2.6. Sự mất mát, nỗi đang tang tóc:

Đây là một trong những “chấn thương” to lớn nhất về tinh thần; Đánh mất một điều gì đó có ý nghĩa trong đời sống tình cảm; Sự tan vỡ, mất mát các mối quan hệ thân thiết gắn bó (những người thân, người yêu, vợ chồng hoặc con cái); Cảm giác bất ngờ, hụt hẫng, giận dữ, mặc cảm, cô đơn, như bị bỏ rơi lại sẽ khiến họ có khả năng nghĩ đến việc tự tử để giải thoát khỏi nỗi đau này, hay muốn “đi cùng” người mình yêu thương.


Ở Việt Nam, tự sát là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở người trẻ tuổi xếp sau nhóm nguyên nhân do tai nạn giao thông [2].


Theo thống kê khác của Trung tâm phòng chống khủng khoảng tâm lý (PCP), ở Việt Nam thanh thiếu niên thuộc độ tuổi từ 15 – 24 là nhóm lứa tuổi có ý định tự sát cao hơn cả, và tỷ lệ nữ giới có ý định tự sát cao gấp hai lần so với nam. Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (năm 2010) đối với hơn 10.000 người trong nhóm tuổi này cho thấy, 4,1% người nghĩ đến chuyện tự tử, 25% đã tìm cách kết thúc cuộc sống.

Những con số không còn vô tri giác nữa, chúng như muốn gào thét lên đau đớn về một thực trạng đáng lo ngại về tỷ lệ tự tử ở thanh thiếu niên Việt Nam. Người làm cha làm mẹ không thể không đau xót và trăn trở trước vấn đề này.


III. DẤU HIỆU NHẬN DIỆN NGUY CƠ TỰ TỬ


Câu hỏi được đặt ra là “Vậy liệu có cách nào để mình nhận biết được nạn nhân đang muốn tự tử không?” Câu trả lời chắc chắn là CÓ. Sau đây là các dấu hiệu nhận diện nguy cơ tự tử:


3.1. Những câu nói:

- Sẽ không còn làm phiền ai nữa đâu!”

- "Chả còn gì quan trọng đâu”

- “Thôi, mọi việc đều vô ích thôi!”

- “Chẳng còn gặp ai nữa đâu mà nói…”


3.2. Những hành động:

- Hành động sắp xếp mọi vật dụng cá nhân theo thứ tự;

- Viết nhật ký rằng sẽ tặng những món quà mà mình yêu quý cho gia đình, người thân, bạn bè;

- Dọn dẹp phòng ốc sạch sẽ một cách bất thường;

- Hành động như để trả ơn bố mẹ.


IV. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HÀNH VI TỰ TỬ


Vì sao lũ trẻ ăn chưa no, lo chưa tới lại nghĩ được đến việc tự tử vậy? Phần cuối cùng của bài viết, WeGrow sẽ liệt kê các yếu tố nguy cơ đối với hành vi tự sát ở trẻ em và vị thành niên theo Cẩm nang MSD như sau [3]:


4.1.Rối loạn tâm thần và rối loạn thể chất ảnh hưởng đến não bao gồm:

- Rối loạn khí sắc * (ví dụ, rối loạn lưỡng cực, rối loạn trầm cảm)

- Xu hướng hung tính, bốc đồng ( rối loạn cư xử)

- Những lần toan tự tử trước đây


4.2. Tiền sử gia đình

- Tiền sử gia đình về hành vi tự tử

- Mẹ bị chứng rối loạn khí sắc

- Cha có tiền sử gặp rắc rối với cảnh sát

- Giao tiếp kém với cha mẹ


4.3. Các yếu tố tâm lý xã hội

- Hành động kỷ luật gần đây† (thông thường nhất, đình chỉ học tập)

- Mất mát thân nhân (mất bạn gái hay bạn trai, đặc biệt là trai; tách khỏi cha mẹ)

- Khó khăn ở trường học

- Cô lập xã hội (đặc biệt là không đi làm hoặc đi học đại học)

- Tuổi vị thành niên sử dụng nhiều điện thoại ở nhà

- Nạn nhân của bắt nạt

- Các báo cáo về tự tử (bắt chước tự sát)


4.4. Các nhân tố môi trường

- Dễ dàng tiếp cận với các phương tiện gây tử vong (ví dụ như súng)

- Các rào cản và/hoặc kỳ thị liên quan đến việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần









174 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page